Chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ 12 tháng-3 tuổi

PHẦN MỘT: MỤC TIÊU GIÁO DỤC  

I. TRẺ 12 THÁNG TUỔI

 1. Phát triển thể chất

– Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A, cụ thể:

v    Trẻ trai: Cân nặng từ 8.1 đến 12.4 ( kg)

Chiều cao từ 70.7 đến 81.5 (cm)

v    Trẻ gái: Cân nặng từ 7.4 đến 11.6 ( kg)

Chiều cao đạt 68.6 đến 80.6(cm)

– Có thể đứng lên, ngồi xuống, đi một vài bước chập chững.

– Có thể cầm một vật chuyển từ tay này sang tay kia.

– Có thể nhặt được vật bằng các ngón tay.

2. Phát triển nhận thức

–  Thích thú khi nhìn tranh ảnh, đồ chơi có màu sắc sặc sỡ

–  Chỉ được một số đồ vật, đồ chơi quen thuộc khi nghe tên gọi

–  Chỉ được một số bộ phận cơ thể khi nghe tên gọi

–  Nhận ra người lạ, người quen.

3. Phát triển ngôn ngữ:

– Nhắc lại được một số âm của người lớn

– Hiểu được câu hỏi Đâu? ở đâu?

– Nói được một vài từ.

4. Phát triển tình cảm- xã hội

– Bộc lộ cảm xúc khi nghe các âm thanh khác nhau

–  Bộc lộ cảm xúc với người lạ, người quen

–  Bắt chước một số điệu bộ, cử chỉ, động tác của người lớn như chào, vẫy tay…

II. TRẺ 24 THÁNG TUỔI

1. Phát triển thể chất

–  Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A, cụ thể:

v    Trẻ trai: Cân nặng từ 9.9 đến 15.2 ( kg)
Chiều cao từ 80.9 đến 94.9 ( cm)

v    Trẻ gái: Cân nặng 9.4 đến 14.5 ( kg)
Chiều cao từ 79.9 đến 93.3 ( cm)

– Bước lên 5 bậc cầu thang có vịn

– Xếp chồng 4 khối

– Cầm được thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước, tự đi dép…

– Đi vệ sinh đúng nơi quy định theo sự hướng dẫn của cô.

– Biết thể hiện một số nhu cầu về ăn uống và vệ sinh bằng cử chỉ

– Biết một số vật dụng gây nguy hiểm.

2. Phát triển nhận thức:

– Thích chơi với các đồ chơi

– Chỉ và nói được tên đồ dùng, đồ chơi, con vật, hoa quả quen thuộc

–  Biết sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi

–  Biết tên của bản thân và một số người thân trong gia đình

– Chỉ và nói được tên một số bộ phận cơ thể của bản thân: mắt, mũi, tay, chân…

3. Phát triển ngôn ngữ

– Nhắc được câu 3-4 từ

– Hiểu, làm theo chỉ dẫn đơn giản của người lớn

– Trả lời được câu hỏi đơn giản như: Ai?, Cái gì? Thế nào?

– Nói được câu 3 từ

4. Phát triển tình cảm- xã hội

-Thích bắt chước một số hành động: ôm ấp, vỗ về, cho búp bê ăn…

– Thích nghe hát, nghe nhạc

– Thích xem sách, tranh ảnh có màu sắc…

– Cảm nhận và biểu lộ cảm xúc: hớn hở, sợ hãi…

III. TRẺ 36 THÁNG TUỔI

1 Phát triển thể chất

– Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A cụ thể:

v    Trẻ trai: cân nặng từ 11.6 đến 17.7 ( kg)
Chiều cao từ 89.4 đến 103.6 ( cm)

v    Trẻ gái: Cân nặng từ 11.1 đến 17.2( kg)
Chiều cao từ 88.4 đến 102.7 ( cm)

– Đi thẳng người

– Chạy theo hướng thẳng và đổi hướng không mất thăng bằng

–  Bật xa bằng 2 chân khoảng 20cm

–  Chắp ghép được các mảnh  hình

–  Xâu hạt

–  Đi vệ sinh đúng nơi quy định

– Tự xúc cơm, cầm cốc uống nước

– Cởi tất, quần khi bị bẩn

– Nhận biết một số vận dụng và nơi nguy hiểm

2 Phát triển nhận thức

– Thích khám phá đồ vật

–  Gọi tên và nói được chức năng của một số bộ phận cơ thể ( mắt, mũi, tay, tai, miệng, chân, đầu)

– Biết tên cô giáo và một số bạn trong lớp

– Biết dùng một số đồ vật thay thế trong trò chơi

– Nhận biết được một vài đặc điểm nổi bật của một số đồ vật, hoa quả, cây cối, con vật gần gũi ( màu sắc, hình dạng) và công dụng

– Nhận ra 3 màu cơ bản ( đỏ, vàng, xanh)

3 Phát triển ngôn ngữ

– Phát âm rõ

– Đọc được thơ, kể lại truyện ngắn quen thuộc theo tranh

– Diễn đạt được bằng lời nói các yêu cầu đơn giản

– Trả lời được câu hỏi: Để làm gì? Tại sao?

4 Phát triển tình cảm- xã hội

– Thích chơi với bạn

– Nhận biết cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi…

– Thực hiện yêu cầu đơn giản của người lớn

– Thích tự làm một số việc đơn giản

– Biết chào hỏi, cám ơn

– Biết được một số việc được phép làm, không được phép làm

– Thích hát một số bài hát quen thuộc và vận động đơn giản theo nhạc

–  Vẽ nguệch ngoạc bằng bút sáp, phấn…

PHẦN 2: THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SINH HOẠT 

A. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN

Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ hợp lí về thời gian và các hoạt động trong ngày ở  nhà trẻ  nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lí, sinh lí của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành thái độ sống, nề nếp, thói quen và những kĩ năng sống tích cực.

Tùy theo điều kiện thực tế địa phương, tùy theo mùa có thể điều chỉnh thời gian biểu cho phù hợp, nhưng khi thực hiện cần theo các nguyên tắc sau:

v    Đảm bảo tính khoa học, hợp lí, vừa sức, phù hợp với nhịp điệu sinh học của trẻ theo lứa tuổi và cá nhân trẻ.

v    Nội dung hoạt động một ngày cần phong phú, đa dạng, gần gũi với cuộc sống thực của trẻ, đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ.

v    Phân phối thời gian thích hợp và có sự cân bằng giữa các hoạt động tĩnh và động, giữa họat động trong lớp và ngoài trời, giữa hoạt động chung của cả lớp và hoạt động theo nhóm, cá nhân.

v    Đảm bảo trình tự được lặp đi lặp lại, nhằm tạo nề nếp và hình thành thói quen tốt ở trẻ.

v    Đảm bảo cho mọi trẻ được hoạt động tích cực và phù hợp với đặc điểm riêng của từng trẻ, tránh sự đồng loạt, gò bó, cứng nhắc.

v    Đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo nhằm đáp ứng các nhu cầu của trẻ đang trong thời kì lớn lên và phát triển, phù hợp với điều kiện từng vùng miền địa phương.

B. THỜI KHÓA BIỂU

Trẻ 18 – 24 tháng tuổi

Thời gian Họat động
7h00 – 8h00 Đón trẻ, tắm nắng, tập thể dục sáng
8h00- 10h00 Chơi – Tập
10h00 – 11h00 Ăn chính
11h00 – 14h00 Ngủ
14h00- 14h20 Ăn phụ
14h20- 15h00 Chơi – Tập
15h00- 16h00 Ăn chính
16h00 – 17h00 Chơi – Trả trẻ

Trẻ 24- 36 tháng tuổi

Thời gian Hoạt động
7h00- 8h00 Đón trẻ, tắm nắng, thể dục sáng
8h00- 10h00 Chơi- Tập
10h00- 11h00 Ăn chính
11h00- 14h00 Ngủ
14h00- 14h20 Ăn phụ
14h20- 15h00 Chơi- Tập
15h00 – 16h00 Ăn chính
16h00 – 17h00 Chơi/ Trả trẻ
Bài viết liên quan